Những Lầm Tưởng Và Sự Thật Về Bệnh Viêm Loét Đại Tràng
Viêm loét đại tràng là một loại bệnh viêm ruột (IBD) có thể gây đau bụng, chuột rút, tiêu chảy và các triệu chứng khác. Có rất nhiều người hiểu sai về bệnh này. Dưới đây là sáu lầm tưởng phổ biến về bệnh viêm loét đại tràng và lý giải thật sự về vấn đề đó.
Lầm tưởng 1: Viêm loét đại tràng chỉ ảnh hưởng đến đường ruột
Những người bị viêm loét đại tràng phát triển thành tình trạng viêm mãn tính ở ruột già, bao gồm đại tràng và trực tràng. Hoặc viêm ở các bộ phận khác của cơ thể, chẳng hạn như: Khớp, da, mắt, gan, tuyến tụy, phổi, tim.
Một số nghiên cứu cho thấy rằng một số loại thuốc điều trị viêm loét đại tràng có thể làm giảm tình trạng viêm không chỉ ở ruột già mà còn ở các bộ phận khác của cơ thể.
Lầm tưởng 2: Bị viêm loét đại tràng có nghĩa là bạn cần phải cắt bỏ một phần ruột kết
Hầu hết những người bị viêm loét đại tràng không cần phẫu thuật để cắt bỏ ruột kết hoặc trực tràng. Dùng thuốc và thay đổi lối sống thường xuyên là đủ để kiểm soát tình trạng viêm và các triệu chứng khác ở những người bị viêm loét đại tràng.
Tuy nhiên, nếu dùng thuốc và thay đổi lối sống vẫn không thể giảm các triệu chứng thì có thể cần phẫu thuật cắt bỏ.
Lầm tưởng 3: Không thể điều trị bệnh viêm loét đại tràng
Điều trị viêm loét đại tràng có thể giúp: giảm viêm, giảm đau và các triệu chứng khác, ngăn ngừa các biến chứng như suy dinh dưỡng.
Dùng thường xuyên TPCN Enlefzin là một giải pháp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh viêm loét đại tràng.
Enlefzin có bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc
Lầm tưởng 4: Bạn có thể ngừng dùng thuốc khi cảm thấy tốt hơn
Thuốc để giảm viêm có thể giúp làm thuyên giảm bệnh viêm loét đại tràng. Khi đó, tình trạng viêm được kiểm soát và sẽ giảm các triệu chứng viêm loét đại tràng.
Nếu ngừng dùng thuốc để điều trị viêm loét đại tràng, có thể sẽ bị tái phát. Tình trạng viêm và các triệu chứng có thể trở lại. Thuốc có thể sẽ không hoạt động tốt nếu dùng lại.
Đôi khi, bác sĩ có thể giảm liều lượng theo chỉ định của một số loại thuốc hoặc giảm số lượng thuốc dùng mà không gây tái phát.
Bất cứ thay đổi nào nên trao đổi và được sự đồng ý của bác sĩ.
Lầm tưởng 5: Viêm loét đại tràng phát triển do không dung nạp lúa mì và gluten
Viêm loét đại tràng không phải do dị ứng hoặc không dung nạp thức ăn.
Tuy nhiên, một số người bị viêm loét đại tràng nhận thấy rằng ăn một số loại thực phẩm làm cho các triệu chứng của họ tồi tệ hơn. Ví dụ, thức ăn cay, thức ăn nhiều chất béo và các sản phẩm từ sữa.
Một số người bị viêm loét đại tràng cũng bị dị ứng hoặc không dung nạp thức ăn, chẳng hạn như bệnh celiac. Đây là tình trạng lúa mì và các loại ngũ cốc chứa gluten khác kích hoạt phản ứng miễn dịch.
Lầm tưởng 6: Bạn có thể bị cả viêm loét đại tràng và bệnh Crohn
Viêm loét đại tràng và bệnh Crohn đều thuộc loại IBD. Chúng có thể gây ra các triệu chứng tương tự nhưng ảnh hưởng đến các phần khác nhau của đường tiêu hóa (GI). Một người không thể có cả hai tình trạng này.
Viêm loét đại tràng ảnh hưởng đến niêm mạc bên trong của đại tràng và trực tràng, còn được gọi là ruột già.
Bệnh Crohn có thể ảnh hưởng đến các lớp bên trong và bên ngoài của thành ruột. Nó có thể xảy ra ở bất kỳ phần nào của đường tiêu hóa như miệng, thực phản, ruột non, ruột già.
Nếu một người phát triển chứng viêm kéo dài từ ruột già đến các bộ phận khác của đường tiêu hóa, họ có thể bị bệnh Crohn chứ không phải viêm loét đại tràng.
Nguồn: https://www.medicalnewstoday.com/articles/ulcerative-colitis-myths-facts#Myth-2:-Having-ulcerative-colitis-means-you-need-to-have-part-of-your-colon-removed