Huyền Thoại Y Học: Những Lầm Tưởng Về Đường

Qua nhiều thế kỷ, chất làm ngọt kết tinh này đã được thêm vào các loại  đồ ăn nhẹ, đồ uống và là sở thích, thói quen của rất nhiều người. Có rất nhiều tranh cãi liên quan tới đường trong cuộc sống.

Qua nhiều thế kỷ, chất làm ngọt kết tinh này đã được thêm vào các loại  đồ ăn nhẹ, đồ uống và là sở thích, thói quen của rất nhiều người. Có rất nhiều tranh cãi liên quan tới đường trong cuộc sống.

Ăn đường rất ngon miệng, nhưng nếu dùng quá nhiều sẽ gây hại cho sức khỏe.
1. Đường gây nghiện
Một số chuyên gia tin rằng đường là một chất gây nghiện, có thể tác động đến tâm lý. Tuy nhiên một số chuyên gia khác cho rằng nghiện đường và các loại thực phẩm khác chỉ xuất hiện ở một số ít người béo phì và đường có thể tăng khả năng tiêu thụ thực phẩm.
Các chuyên gia y tế không phân loại đường là chất gây nghiện, nhưng đây là thực phẩm không có lợi cho sức khỏe.
2. Đường khiến trẻ tăng động
Đây có lẽ là huyền thoại phổ biến nhất liên quan đến đường: ăn kẹo khiến trẻ em phấn khích tăng động. Trên thực tế, không có bằng chứng khoa học nào cho thấy đường làm tăng chứng tăng động ở đại đa số trẻ em.
3. Đường gây ra bệnh tiểu đường
Một lầm tưởng tương đối phổ biến khác là đường trực tiếp gây ra bệnh tiểu đường, không có mối liên hệ trực tiếp nào giữa hai điều này. Sự nhầm lẫn có lẽ nảy sinh bởi vì có mối liên hệ nội tại giữa lượng đường trong máu và bệnh tiểu đường.
Tuy nhiên, điều này phức tạp hơn. Thừa cân và béo phì là các yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường loại 2, và tiêu thụ nhiều đường sẽ làm tăng khả năng phát triển thừa cân hoặc béo phì. Tuy nhiên, đường không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh tiểu đường loại 2.
4. Tránh trái cây khi ăn kiêng
Trái cây ngon, một phần vì chúng ngọt, nhờ có đường tự nhiên. Do hàm lượng đường của chúng, một số người tin rằng chúng ta nên tránh ăn trái cây khi cần duy trì cân nặng vừa phải.

Đây là một huyền thoại. Trái cây chứa rất nhiều các hợp chất có lợi cho sức khỏe, bao gồm nhiều loại vitamin và khoáng chất, và chất xơ.
Ăn trái cây có thể có rất nhiều lợi ích sức khỏe giúp giảm tỷ lệ tử vong. giảm tỷ lệ tử vong. Ví dụ một số nghiên cứu cho thấy ăn xoài giúp tác động tích cực đến đường huyết lúc đói và không làm tăng cân; ăn việt quất giúp tăng độ nhạy cảm insulin.
Loại bỏ trái cây trong chế độ ăn uống của chúng ta để giảm lượng đường chính là một sai lầm.
5. Chúng ta phải loại bỏ đường khỏi chế độ ăn uống 
Tiêu thụ quá nhiều đường là có hại cho sức khỏe, nên việc giảm lượng đường ăn vào là điều hợp lý. Tuy nhiên, không nhất thiết phải loại bỏ hoàn toàn khỏi chế độ ăn uống của chúng ta.
Cân bằng trong cuộc sống chính là bí quyết để có sức khỏe tốt. Nên hạn chế những loại đồ uống có đường có thể sẽ gây hại cho sức khỏe như: tổn thương thận, lão hóa tế bào, gãy xương hông, béo phì, tiểu đường loại 2,… nhưng đường từ trái cây lại rất tốt cho sức khỏe. 
6. Đường gây ung thư
Hầu hết nhà nghiên cứu không cho rằng đường trực tiếp gây ra ung thư hoặc thúc đẩy sự lây lan của nó.
Tế bào ung thư phân chia nhanh chóng, có nghĩa là chúng cần rất nhiều năng lượng mà đường có thể cung cấp. Đây có lẽ là gốc rễ của huyền thoại này.
Tuy nhiên, tất cả các tế bào đều cần đường và các tế bào ung thư cũng cần các chất dinh dưỡng khác để tồn tại, chẳng hạn như axit amin và chất béo, vì vậy không phải tất cả đều là do đường. 
Đối với bệnh tiểu đường, có một vấn đề khác - lượng đường tăng lên có liên quan đến tăng cân, trong khi thừa cân và béo phì có liên quan đến tăng nguy cơ ung thư.
Vì vậy, mặc dù đường không trực tiếp gây ra và không khiến ung thư phát triển mạnh, nhưng nếu tiêu thụ lượng đường cao và phát triển bệnh béo phì, nguy cơ này sẽ tăng lên.
Mặc dù có một số hiểu lầm xung quanh đường, nhưng có một số điều chắc chắn: mặc dù nó có thể không trực tiếp gây ra bệnh tiểu đường hoặc ung thư, nhưng ăn nhiều đường sẽ không có lợi cho sức khỏe.