Đường Có Khiến Trẻ Em Tăng Động Không?

Rất nhiều người nhận thấy khi trẻ em ăn món nhiều đường, chúng sẽ trở nên rất hiếu động, nghịch ngợm và la hét nhiều hơn. Vậy đường có làm tăng nguy cơ tăng động ở trẻ không?

Rất nhiều người nhận thấy khi trẻ em ăn món nhiều đường, chúng sẽ trở nên rất hiếu động, nghịch ngợm và la hét nhiều hơn. Vậy đường có làm tăng nguy cơ tăng động ở trẻ không?
Đường và chứng hiếu động thái quá ở trẻ em
Các nhà nghiên cứu cho biết rằng: “Phân tích tổng hợp các nghiên cứu được báo cáo cho đến nay cho thấy rằng đường (chủ yếu là đường sucrose) không ảnh hưởng đến hành vi hoặc hoạt động nhận thức của trẻ em”.

Tuy nhiên, các tác giả lưu ý rằng không thể loại bỏ khả năng xảy ra “hiệu ứng nhỏ”. Cũng có khả năng một phần nhỏ nhất định của trẻ em có thể phản ứng khác với đường. Mặc dù vậy, nhìn chung, các nhà khoa học chứng minh rằng chắc chắn không có tác động quá lớn.
Một số trẻ nhạy cảm hơn với đường?
Một số cha mẹ tin rằng con họ đặc biệt nhạy cảm với đường. Để kiểm tra xem có đúng như vậy không, một nhóm các nhà nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu những trẻ em từ 3-5 tuổi và 6-10 tuổi được cha mẹ nhận thấy có phản ứng mạnh khi ăn đường. 
Kết quả nghiên cứu cho thấy: “Đối với những đứa trẻ được mô tả là nhạy cảm với đường, không có sự khác biệt đáng kể giữa các chế độ ăn khác nhau. Đối với trẻ em mẫu giáo, chỉ có 4 trong số 31 bé có sự khác biệt trong các chế độ ăn và không có mô hình nhất quán về sự khác biệt"
Các nhà nghiên cứu kết luận rằng "Tổng lượng đường tiêu thụ không liên quan đến các vấn đề về hành vi hoặc giấc ngủ của trẻ."
Kết hợp các phát hiện với nhau, có vẻ như rõ ràng rằng nếu đường không ảnh hưởng lớn tới chứng hiếu động thái quá và cũng không ảnh hưởng tới phần lớn trẻ em.
Tại sao nhiều người vẫn khẳng định vấn đề này?
Các nhà nghiên cứu giải thích rằng: “Các bà mẹ lớn tuổi hơn thường đánh giá con họ hiếu động hơn. Các quan sát về hành vi cho thấy những bà mẹ này thường kiểm soát nhiều hơn bằng cách duy trì sự gần gũi về thể chất, cũng như thể hiện xu hướng hay chỉ trích, quan sát và nói chuyện với con của họ nhiều hơn những bà mẹ trẻ tuổi hơn. "
Ngoài ra, các phương tiện truyền thông cũng có thể là nguyên nhân gây vấn đề này, các loại phim dù là phim truyền hình hay phim hoạt hình đều nhắc đến vấn đề này. Một yếu tố khác là trẻ ăn quá nhiều đường. 
Ý tưởng này bắt đầu từ đâu?
Tác dụng của đường đối với sức khỏe đã được thảo luận nhiều trong thế kỷ trước. Thậm chí ngày nay, nhiều nghiên cứu được dành để tìm hiểu chi tiết đầy đủ về tác hại của đường đối với sức khỏe con người.
Vào năm 1947, Tiến sĩ Theron G. Randolph đã xuất bản một bài báo thảo luận về vai trò của dị ứng thực phẩm đối với sự mệt mỏi, khó chịu và các vấn đề về hành vi ở trẻ em. Ông mô tả sự nhạy cảm với đường ngô, hoặc xi-rô ngô, là nguyên nhân của "hội chứng căng thẳng-mệt mỏi" ở trẻ em, các triệu chứng bao gồm mệt mỏi và cáu kỉnh.
Vào những năm 1970, đường được cho là nguyên nhân gây ra hạ đường huyết phản ứng hoặc chức năng - nói cách khác là làm giảm lượng đường trong máu sau bữa ăn - có thể gây ra các triệu chứng như lo lắng, lú lẫn và cáu kỉnh.
Đây là hai lý thuyết nổi bật làm cơ sở cho niềm tin rằng hành vi của trẻ em bị ảnh hưởng tiêu cực khi tiêu thụ đường: Đó là phản ứng dị ứng hoặc phản ứng với hạ đường huyết. Tuy nhiên, không có lý thuyết nào hiện được nghiên cứu kỹ lưỡng.

Một lời giải thích khác là đồ ăn vặt có đường gây ra sự tăng vọt lượng đường huyết nhanh chóng. Tuy nhiên, các triệu chứng của tăng đường huyết bao gồm khát nước, đi tiểu thường xuyên, mệt mỏi, khó chịu và buồn nôn. Chúng không có biểu hiện của chứng hiếu động thái quá.
Vào cuối những năm 1970 và đầu những năm 1980, có một sự quan tâm mới mẻ đến lý thuyết tăng động do đường. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ em hiếu động nhất tiêu thụ nhiều đường hơn.
Đối với đại đa số trẻ em, đường sẽ không gây tăng động, nhưng các nhà nghiên cứu đã bỏ qua một nhóm trẻ: những trẻ mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD).
Các nhà khoa học đã tiếp cận chủ đề này từ hai góc độ; một số nghiên cứu đặt câu hỏi liệu chế độ ăn nhiều đường có làm tăng nguy cơ phát triển ADHD hay không, và những nghiên cứu khác nghiên cứu xem liệu đường có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của ADHD ở trẻ mắc bệnh này hay không.
Sau các nghiên cứu, các tác giả kết luận rằng "chế độ ăn nhiều đường tinh luyện và chất béo bão hòa có thể làm tăng nguy cơ" ADHD và chế độ ăn nhiều trái cây và rau quả có tác dụng bảo vệ.
Có vẻ như đường không gây tăng động ở đại đa số trẻ em, nhưng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tăng cân, sâu răng và bệnh tim. Theo dõi lượng đường của trẻ em và của chúng ta, vẫn quan trọng để duy trì sức khỏe tốt.

Nguồn: medicalnewstoday.com/articles/medical-myths-does-sugar-make-children-hyperactive#An-important-final-word