Mất Ngủ Làm Giảm Hiệu Quả "thải Độc” Của Não

Một nghiên cứu trên chuột cho thấy rằng "hệ thống glymphatic," hệ thống đào thải chất độc hại của não trong khi ngủ, có thể không hoạt động hiệu quả ở những người làm đêm. Điều này có thể giải thích cho việc tăng nguy cơ rối loạn não, chẳng hạn như bệnh Alzheimer.
Năm 2012, các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Y tế Đại học Rochester (URMC), đã phát hiện ra một hệ thống xử lý “chất thải” trước đây chưa từng được biết đến trong não.
Họ gọi nó là hệ thống glymphatic vì các tế bào thần kinh được gọi là tế bào thần kinh đệm quản lý hoạt động của nó, thực hiện vai trò tương tự hệ thống bạch huyết thực hiện đối với phần còn lại của cơ thể.
Năm sau, cùng một nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng hệ thống glymphatic hoạt động mạnh nhất khi ngủ .

Trong các thí nghiệm mới nhất của họ, các nhà nghiên cứu tiết lộ rằng nhịp sinh học của cơ thể, "đồng hồ sinh học" điều chỉnh chu kỳ ngủ - thức khoảng 24 giờ.
Nhà thần kinh học, Tiến sĩ Maiken Nedergaard, đồng giám đốc Trung tâm Dịch thần kinh tại URMC và là tác giả cao cấp cho biết rằng: “Những phát hiện này cho thấy chức năng của hệ thống glymphatic không chỉ dựa trên giấc ngủ hay sự tỉnh táo, mà bởi nhịp điệu hàng ngày được quy định bởi đồng hồ sinh học của chúng ta” 

Quá trình thải độc của não là gì?
Một trong những quá trình xảy ra trong khi ngủ là giải phóng các chất độc hại của quá trình trao đổi chất tích tụ trong não khi thức. Một trong những chất thải như vậy là protein beta-amyloid, nếu không được loại bỏ sẽ tạo thành các mảng liên quan đến bệnh Alzheimer .
Não không loại bỏ hết các chất thải như beta-amyloid có thể là lý do gây nên dấu hiệu ban đầu của các rối loạn thoái hóa thần kinh như Alzheimer.

Trong khi ngủ, hệ thống glymphatic bơm dịch não tủy xung quanh não theo nhịp đập của động mạch. Chất lỏng này rửa trôi các chất thải hòa tan trước khi thoát vào hệ thống bạch huyết. Nhưng nghiên cứu mới cho thấy hoạt động của hệ thống glymphatic được điều chỉnh bởi đồng hồ sinh học của cơ thể, chứ không phải là giấc ngủ.
Ở người, nhịp sinh học điều chỉnh chu kỳ sinh lý của chúng ta giữa thức vào ban ngày và ngủ vào ban đêm.

Lauren Hablitz, Ph cho biết: “Bởi vì thời gian cũng ảnh hưởng đến hệ thống glymphatic, những phát hiện này cho thấy rằng những người dựa vào giấc ngủ ngắn vào ban ngày để bắt kịp giấc ngủ hoặc làm việc ca đêm, có thể có nguy cơ phát triển các rối loạn thần kinh".
Nhịp điệu hàng ngày bị gián đoạn
Các tác giả lưu ý rằng cần nhiều nghiên cứu cho thấy việc phá vỡ nhịp sinh học có thể ngăn cản việc loại bỏ hiệu quả các chất độc hại của não.
Điều này có thể dẫn đến tình trạng viêm mãn tính đặc trưng cho các rối loạn thoái hóa thần kinh như bệnh Alzheimer.
Kết luận:
Mặc dù chức năng glymphatic vẫn chưa được nghiên cứu trong các mô hình về sự gián đoạn sinh học, chẳng hạn như khi làm việc theo ca ngày và đêm, nhưng người ta đã xác định rằng những người làm việc theo ca có nguy cơ cao mắc các rối loạn thoái hóa thần kinh. Hiểu được cách các nhịp điệu này, tất cả đều có thời gian và chức năng sinh học khác nhau, tương tác để ảnh hưởng đến chức năng glymphatic và dẫn lưu bạch huyết có thể giúp ngăn ngừa bệnh tật liên quan đến lệch nhịp sinh học.

Theo: Medical Magazine

Phương Thảo dịch

Bình luận

Nội dung *

Name *

Email *